Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Gia Công XNK

Gia công là hành vi thương mại, trong đó một bên gọi là đặt gia công tức là bên này sẽ cung cấp nguyên liệu, vật tư, thiết bị cũng như máy móc cho bên nhận gia công. Sau khi gia công xong bên nhận gia công sẽ nhận phí gia công và bàn giao sản phẩn gia công cho bên đặt. Cùng TAM Logistics tìm hiểu về thủ tục hải quan đối với hàng gia công XNK thực hiện ra sao nhé.

Nội dung bài viết:

1. Thông báo hợp đồng gia công

2. Khai báo định mức

3. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu

4. Thủ tục hải quan xuất khẩu thành phẩm

5. Thanh khoản hợp đồng gia công

6. Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu và phế phẩm

7. Báo cáo quyết toán 

8. Nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng gia công xuất nhập khẩu

 

Thủ Tục Hải Quan Cho Hàng Gia Công XNK

Thủ Tục Hải Quan Cho Hàng Gia Công XNK

Hàng gia công xuất nhập khẩu có các bước thực hiện như sau: 

 

1. Thông báo hợp đồng gia công

Bên thương nhân gia công sẽ cung cấp cho cơ quan hải quan những chứng từ sau:

  • Hợp đồng gia công và các phụ lục của hợp đồng ( nếu có)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

Lúc này cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ hợp lệ của HĐ gia công và cấp số tiếp nhận HĐGC , ghi rõ ngày tháng tiếp nhận.

 

2. Khai báo định mức

Định mức gia công gồm:

  • Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
  • Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
  • Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.

Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Thương nhân gia công thông báo định mức, mã nguyên liệu, vật tư đính kèm thông số kỹ thuật sản phẩm; lưu định mức, sơ đồ thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất.

 

Công chức hải quan tiếp nhận thông báo định mức, lưu định mức cùng hồ sơ hải quan, kiểm tra định kỳ, đột xuất định mức do thương nhân thông báo.

 

3. Nhập khẩu nguyên liệu

Thủ tục hải quan đối với hàng gia công (nhập khẩu nguyên liệu) cũng sẽ giống như hàng kinh doanh nhập khẩu. Bạn đọc tham khảo quy trình thủ tục hải quan dành cho hàng hóa nhập khẩu để nắm rõ cách thực hiện nhé. 

 

4. Xuất khẩu thành phẩm

Thủ tục hải quan đối với hàng gia công (xuất khẩu thành phẩm) cũng sẽ giống như hàng kinh doanh xuất khẩu. Bạn đọc tham khảo quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa để nắm rõ cách thực hiện nhé. 

 

5. Thanh khoản hợp đồng gia công

Thương nhân gia công sẽ nộp bộ hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đúng quy định, gồm:

  • Đơn đề nghị thanh khoản
  • Bảng tổng hợp nguyên liệu và vật tư nhập khẩu
  • Bảng tổng hợp sản phẩm gia công

Lúc này công chức hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ thanh khoản, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và đồng bộ của bộ hồ sơ thanh khoản. Trình Chi cục trưởng để ra quyết định thanh khoản hợp đồng gia công.

 

6. Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu và phế phẩm

Thời hạn để xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị khi hợp đồng gia công chấm dứt chậm nhất là 15 ngày. Doanh nghiệp phải thông báo văn bản cho chi cục hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm. Và chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có thông báo làm thủ tục quyết toán, doanh nghiệp phải thực hiện xong thủ tục hải quan.

 

Các hình thức xử lý ở Việt Nam:

  • Bán tại thị trường Việt Nam
  • Xuất khẩu trả ra nước ngoài
  • Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
  • Biếu, tặng tại Việt Nam;
  • Tiêu huỷ tại Việt Nam..

 

7. Báo cáo quyết toán

  • Người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của Doanh nghiệp.
  • Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
  • Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;
  • Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
  • Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

 

8. Nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng gia công xuất nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ.

 

Trong trường hơp hàng hóa nhập khẩu đưa đơn vị khác gia công thì không được miễn thuế nhập khẩu. Tức là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng xuất khẩu mà đưa một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hoặc đưa hàng hóa nhập khẩu vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn, nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế.

 

Tuy nhiên, để  tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Bộ Tài chính đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa nội dung này theo hướng:

 

- Trường hợp người nộp thuế đưa một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm đã nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để thuê đơn vị khác có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn của sản phẩm sau đó nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc nhận lại thành phẩm để xuất khẩu thì người nộp thuế được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm. Người nộp thuế phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất của người nhận gia công, hợp đồng gia công cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.

 

 

Nếu bạn cần tìm một đơn vị dịch vụ hải quan tận tâm thì liên hệ với TAM Logistics!

TAM Logistics tư vấn hoàn toàn miễn phí !!!

Liên hệ nhanh qua điện thoại/zalo: 0938 410 799 hoặc 0934 163 899

Trên đây là những chia sẻ của TAM Logistics về quy trình thủ tục hải quan dành cho hàng gia công XNK. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào thì hãy để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhe!

By Thùy Vân – Chuyên viên XNK


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng