Hướng Dẫn Quy Trình Gửi Hàng Lẻ (LCL) Bằng Đường Biển

Từ lâu dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (LCL) đã trở nên rất phổ biến giúp cho việc gửi hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp khai thác nguồn hàng hóa dồi dào trong nước để cung ứng cho thị trường nước ngoài. Bài viết này, TAM Logistics sẽ hướng dẫn các bạn quy trình gửi hàng lẻ LCL bằng đường biển và tất tần tật những lưu ý khi gửi hàng lẻ để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Sau đây là các bước cần thực hiện:

B1: Đặt booking gửi hàng lẻ

B2: Đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu và chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu

B3: Đưa hàng đến kho khai thác hàng lẻ

B4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

B5: Gửi Shipping Instruction (SI) cho người cấp booking (forwarder)

B6: Nhận và kiểm tra vận đơn nháp (Draft Bill of Lading)

B7: Nhận giấy báo chi phí và thanh toán

B8: Thông báo với người nhận hàng về việc gửi hàng đã hoàn thành

Quy trình gửi hàng lẻ LCL bằng đường biển

B1 : Đặt booking gửi hàng lẻ

Sau khi kí hết hợp đồng mua bán, tùy theo điều kiện bán dựa theo incoterm (EXW, FOB, CIF, DAP….) mà xác định shipper hay consignee là người thanh toán cước vận chuyển. Tuy nhiên dù theo điều kiện nào thì shipper cũng là người xác định thời gian gửi hàng dự kiến để thông báo cho đơn vị giao nhận/forwarder và buyer/consignee.

Liên hệ với công ty giao nhận/forwarder để yêu cầu cấp booking. Booking Note thể hiện đầy đủ thông tin tên người gửi hàng, tên hàng, số lượng, vị trí kho tập kết hàng lẻ, người liên hệ, ngày tàu chạy dự kiến (ETD), closing time ….xem mẫu booking hàng lẻ LCL.

Chú ý: thời gian closing time, vì ra hàng trễ hơn closing time có thể bạn sẽ bị rớt hàng và phát sinh chi phí lưu kho.

 

B2: Đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu và chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu

Sau khi có booking note, shipper cần tổ chức sản xuất và đóng hàng, hàng nên sẵn sàng trước ngày tàu chạy ít nhất 1 tuần để có thời gian xử lý những việc phát sinh (nếu có)

Chuẩn bị chứng từ của hàng hóa bao gồm:

  • Hợp đồng (Purchase Order)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Phiếu kiểm định (nếu buyer yêu cầu) …

Lưu ý : Trên kiện hàng lẻ (LCL) bắt buộc phải có Shipping Mark, điểu này rất quan trọng để phân biệt lô hàng của bạn với lô hàng của những người gửi khác, tránh sự nhầm lẫn vì trong container thường có hàng của nhiều shipper khác nữa.

 

B3: Đưa hàng đến kho khai thác hàng lẻ

Shipper tổ chức đưa hàng đến kho tập kết hàng lẻ theo đúng vị trí và thời gian được thể hiện trên booking note.

 

B4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Các bước thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu cũng tương tự như thủ tục hải quan xuất khẩu kinh doanh mà TAM Logistics đã chia sẽ trước đó.

Sau khi truyền tờ khai hải quan điện tử. Hệ thống sắp xếp phân luồng ngẫu nhiên.

  • Tờ khai luồng xanh: Đa phần các lô hàng xuất đều được phân chia luồng xanh, trừ những mặt hàng hạn chế xuất khẩu, hoặc những mặt hàng thuộc diện phải quản lý nghiêm ngặt, tuy nhiên sự phân luồng là ngẫu nhiên, nếu tờ khai luồng xanh, hàng hóa của bạn đủ tiêu chí xuất khẩu.
  • Tờ khai luồng vàng: hải quan sẽ yêu cầu bạn xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu để kiểm tra, bao gồm (Booking Note, P/O, Packing List, Invoice, Tờ khai hải quan, ….)
  • Tờ khai luồng đỏ: hàng hóa của bạn sẽ được chuyển đến khu vực kiểm hóa và hải quan thực hiện khui hàng để kiểm xem lô hàng có đạt tiêu chí xuất khẩu chưa. Việc kiểm hóa bao nhiêu % lô hàng cũng là ngẫu nhiên. Hàng kiểm hóa sẽ mất thời gian hơn, do đó shipper cần dự kiến thời gian để kịp những deadline gửi hàng.

 

B5: Gửi Shipping Instruction (SI) cho người cấp booking (forwarder)

Khi đã có đủ thông tin về lô hàng, shipper cần gửi thông tin thể hiện trên Bill of Lading (shipping instruction) cho forwarder để forwarder phát hành vận đơn (B/L) cho shipper.

 

B6: Nhận và kiểm tra vận đơn nháp (Draft Bill of Lading)

Sau khi hàng hóa vào kho, đơn vị forwarder sẽ ghi nhận số lượng hàng thực tế (bao nhiêu M3, bao nhiêu KG) để gửi B/L nháp cho shipper kiểm tra.

Shipper nên kết hợp kiểm tra cùng với consignee để chắc chắn rằng thông tin trên B/L cũng phù hợp với consignee.

Việc kiểm tra chi tiết trên B/L là rất quan trọng, thông thường B/L sẽ được phát hành sau khi tàu chạy, tuy nhiên để chỉnh sửa thông tin trên B/L sau ngày tàu chạy có thể sẽ phát sinh chi phí, do đó shipper nên cẩn thận trong việc làm SI.

 

B7: Nhận giấy báo chi phí và thanh toán

Sau khi phát hành vận đơn B/L, forwarder sẽ gửi bảng Debit Note yêu cầu shipper hoặc consignee thanh toán. Thông thường, các loại chi phí cho 1 lô hàng LCL xuất khẩu như sau:

  • THC (Terminal Handling Charge)
  • Bill of lading fee
  • EBS
  • CFS
  • ENS (Đối với hàng LCL gửi đi EU)
  • AMS (Đối với hàng LCL gửi đi Mỹ)
  • AFS (Đối với hàng LCL gửi đi China)
  • AFR (Đối với hàng LCL gửi đi Japan)

 

B8: Thông báo với người nhận hàng về việc gửi hàng đã hoàn thành

Thông báo với consignee về việc hoàn tất việc gửi hàng và gửi bộ chứng từ đầy đủ cho consignee.

Hiện tại nhiều công ty không yêu cầu chứng từ gốc, mà chỉ cần gửi file, việc này tùy vào yêu cầu của mổi quốc gia.

Trường hợp seller bán giá DAP, DDP…hoặc giao tới tận kho của người mua, thì có thể yêu cầu forwarder báo thêm dịch vụ ở cảng đến, theo đó forwarder sẽ sắp xếp thông quan và giao hàng đến cho consignee theo yêu cầu.

Hi vọng rằng bài chia sẻ trên giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc và giúp các bạn nắm được quy trình gửi hàng lẻ LCL. Nếu có bất cứ thắc mắc hay trở ngại nào thì hãy để lại comment bên dưới để TAM Logistics hỗ trợ bạn nhé.

 

Nếu bạn cần tìm một đơn vị vận chuyển quốc tế & đại lý hải quan tận tâm hay dịch vụ ủy thác trọn gói thì liên hệ với TAM Logistics nhé!

TAM Logistics tư vấn hoàn toàn miễn phí !!!

Liên hệ nhanh qua điện thoại/zalo: 0938 410 799 hoặc 0934 163 899


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng