Quy Trình Uỷ Thác Nhập Khẩu Hàng Hóa

Nhập khẩu ủy thác là một nhu cầu khá phổ biến hiện nay. TAM Logistics chia sẻ cho bạn đọc toàn bộ kinh nghiệm, quy trình ủy thác hàng hóa nhập khẩu trong thực tế ra sao nhé.

Nhập khẩu ủy thác là một nhu cầu khá phổ biến hiện nay. TAM Logistics có kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ ủy thác nhập khẩu hàng hoá, bài viết này admin chia sẻ cho bạn đọc toàn bộ kinh nghiệm, quy trình ủy thác hàng hóa nhập khẩu trong thực tế ra sao nhé.

Nội dung bài viết:

1. Ủy thác nhập khẩu là gì?

2. Quy định về ủy thác nhập khẩu hàng hóa

3. Quy trình lô hàng ủy thác nhập khẩu

4. Hạn chế trong giao dịch uỷ thác nhập khẩu

quy trình ủy thác nhập khẩu hàng hóa

Quy trình ủy thác nhập khẩu hàng hóa


1. Ủy thác nhập khẩu là gì?
Ủy thác nhập khẩu là việc cá nhân/tổ chức thuê đơn vị thứ ba (bên nhận ủy thác) để thay mình thực hiện việc nhập khẩu. Theo đó, bên nhận ủy thác sẽ đứng ra kí kết hợp đồng mua bán với người bán nước ngoài và hoàn thành nghĩa vụ nhập khẩu theo qui định hợp đồng & tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Trong thực tế, thông thường bên nhận ủy thác chỉ đứng tên trên giấy tờ, thực hiện việc vận chuyển nhập khẩu và đóng thuế nhập khẩu hộ, mọi giao dịch với người bán nước ngoài vẫn do người mua (real buyer) đứng ra thương lượng.

Cùng xem quy trình nhập khẩu lô hàng ủy thác ngay sau đây nhe!

2. Quy định về ủy thác nhập khẩu hàng hóa
Ngày càng có nhiều cá nhân hay tổ chức cần đến dịch vụ ủy thác nhập khẩu. Tuy nhiên trước khi thực hiện giao dịch ủy thác nhập khẩu thì chúng ta nên nắm rõ những quy định của nhà nước để thực hiện cho đúng.

Đối với công ty nhận ủy thác, nên tìm hiểu điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác trước khi nhận đơn hàng để tránh những sai phạm không đáng có nhé. Vì đơn vị nhận kinh doanh đứng tên trên toàn bộ giấy tờ giao dịch, do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý trước tiên.

Hoạt động ủy thác XNK được quy định tại điều 50, Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH. Theo đó:

Cá nhân/tổ chức được phép ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


3. Quy trình lô hàng ủy thác nhập khẩu

  • Bước 1: Người mua hàng đám phán, thương thảo hợp đồng với người bán hàng nước ngoài.
  • Bước 2: Chủ hàng chọn lựa đơn vị dịch vụ uỷ thác uy tín. Hai bên tiến hành kí kết hợp đồng uỷ thác.

Lưu ý: bên nhận ủy thác trước khi kí kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu, cần kiểm tra hàng hóa nhập khẩu xem có nằm trong danh sách được phép nhập khẩu không. Hàng hoá nhập khẩu có yêu cầu giấy phép con không. Ví dụ hàng mỹ phẩm thì cần phải có giấy phép công bố mỹ phẩm trước khi nhập về.

  • Bước 3: Bên nhận ủy thác cung cấp thông tin doanh nghiệp của mình cho người mua (real buyer), người bán (real seller) để seller làm hợp động và các chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm (PO, Invoice, Packing List).
  • Bước 4: Người bán chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng theo hợp đồng mua bán & tiến hàng thủ tục gửi hàng sang Việt Nam. Việc gửi hàng có thể theo sự chỉ định của bên nhận ủy thác hay người bán hàng, tùy thuộc vào điều khoản mua hàng (EXW, FOB, CIF, DAP, DPP.....)
  • Bước 5: Sau khi tàu chạy, bên nhận ủy thác kiểm tra vận đơn (B/L) & các giấy tờ XNK khác và chờ hàng về.
  • Bước 6: Khi có thông báo hàng đến, bên nhận ủy thác chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu. Và thông báo cho người mua hàng (bên ủy thác) về tình trạng hàng hóa.
  • Bước 7: Bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan, đóng thuế nhập khẩu & giao hàng về kho cho người mua.
  • Bước 8: Bên nhận uỷ thác phát hành Debit Note, hoá đơn GTGT thu tiền phí dịch vụ & các khoản thuế nộp hộ (nếu có) để yêu cầu bên ủy thác thanh toán.


4. Hạn chế trong giao dịch uỷ thác nhập khẩu
Đối với chủ hàng (bên uỷ thác)

  • Người mua (chủ hàng) phải chịu chi phí cho dịch vụ ủy thác nhập khẩu. Điều này làm giá thành sản phẩm cao hơn.
  • Trong thực tế, chủ hàng là người nắm mọi thông tin về hàng hoá cũng như giao tiếp với người bán hàng. Do đó việc sử dụng dịch vụ uỷ thác hiếm khi gây rủi ro về tính chủ động thông tin.


Đối với bên nhận uỷ thác

  • Trong giao dịch ủy thác nhập khẩu, rủi ro lớn nhất là đối với công ty nhận ủy thác. Vì đơn vị này đã thay mặt cho chủ hàng đứng tên trên giấy tờ, chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi nhập hàng vào Việt Nam.
  • Khó kiểm tra hàng hoá triệt để. Cho dù bên nhận uỷ thác có nhờ đại lý của họ kiểm tra ở đầu nước ngoài cũng khó có thể kiểm soát 100% nếu gặp những đối tượng lợi dụng giao dịch ủy thác để buôn lậu. 

Ví dụ điển hình về rủi ro cho công ty nhận ủy thác được đăng trên báo Tuổi TrẻSức Khỏe & Đời SốngTạp Chí Tài Chính

  • Đôi khi bên nhận ủy thác đã hoàn thành công việc và giao hàng, tuy nhiên bên nhận ủy thác lại không chịu thanh toán. Để tránh rủi ro thì bên nhận ủy thác nên thu tiền xong mới giải phóng hàng cho người mua.

Trên đây là những chia sẻ trong giao dịch ủy thác thực tế tại TAM Logistics, nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn vui lòng comment hoặc liên hệ với chúng tôi, TAM Logistics sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất !


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng