Thủ Tục Hải Quan Hàng Hóa Nhập Khẩu
Để hoàn thành nhập khẩu một lô hàng vào Việt Nam thì việc tìm hiểu kĩ thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu là rất quan trọng vì mỗi mặt hàng có quy định khác nhau. Việc làm sai sẽ mang lại hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp, cùng TAM Logistics tìm hiểu những bước cơ bản để hoàn thành thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu ngay sau đây nhé.
Nội dung bài viết:
1. Xác định tên hàng hóa, nguồn gốc và mục đích nhập hàng
6. Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
1. Xác định tên hàng hóa, nguồn gốc và mục đích nhập hàng
- Doanh nghiệp cần xác định được tên hàng hóa là gì? Kiểm tra xem hàng hóa thuộc danh mục nào: Hàng thương mại thông thường; Hàng bị cấm; Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu; Hàng cần công bố hợp chuản hợp quy; Hàng cần kiểm tra chuyên ngành…hay không.
- Cần xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa để xem hàng hóa có nằm trong thu vực được miễn giảm thuế không, nếu có, doanh nghiệp cần chuẩn bị C/O để được xin miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu.
- Mục đích nhập khẩu hàng hóa vào VN là gì để lựa chọn loại hình cho tờ khai nhập khẩu.
Việc xác định HS code hàng hóa nhập khẩu là rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Hầu hết các sản phẩm đều có 2 loại thuế thông dụng là thuế nhập khẩu và thuế VAT. Ngoài ra, tùy vào từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế và các loại thuế khác nhau như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường ….
Để xác định được mã HS code của sản phẩm thì người khai hải quan trước tiên phải hiểu về rõ về sản phẩm. Căn cứ vào thực tế tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa nhập khẩu và áp dụng sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 27/06/2017 để xác định mã HS chi tiết phù hợp với thực tế.
Ngoài ra để xác định chính xác mã số HS trước khi làm thủ tục hải quan, bạn đọc có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Mẹo tra HS code nhanh & chuẩn dành cho người không chuyên
Search google “HS code của sản phẩm XYZ…là gì?”, bạn sẽ được google trả về rất nhiều kết quả, bạn lựa chọn HS code theo gợi ý của một số trang web, sau đó bạn “double check” lại mã HS code này trong file biểu thuế của bạn xem đúng chưa, hoặc bạn có thể gõ HS code đó vào công cụ tra cứu biểu thuế nhập khẩu tổng hợp của Hải Quan Việt Nam tại link https://customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx để kiểm tra lại.
Bạn cũng có thể dùng tên tiếng anh của sản phẩm để search, tìm ra mã HS code tham khảo nhé.
3. Kiểm tra bộ chứng từ : Bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm:
+Hợp đồng thương mại
+ Bill
+ Commercial Invoice
+ Packing List
+ C/O và các giấy tờ liên quan khác.
Cần lưu ý kiểm tra thông tin của bộ chứng từ đã khớp với nhau chưa, có chỗ nào cần chỉnh sửa hay không. (Ví dụ: tên người mua, người bán, chi tiết hàng hóa có giống nhau trên các chứng từ hay không)
- Cần có chữ ký số đã đăng ký với tổng cục Hải quan (VNACCS)
- Xác định mã cảng, mã loại hình, mã chi cục, mã địa điểm lưu kho
- Kiểm tra kỹ trước khi truyền tờ khai
- Sau khi truyền đợi kết quả phân luồng
Sau khi truyền tờ khai và đợi kết quả phân luồng sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Tờ khai luồng xanh:
Xác định thông quan tại chị cục hải quan, Chỉ cần in tờ khai và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế là xong.
- Tờ khai luồng vàng:
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ- nộp cho chi cục hải quan kiểm tra và xác nhận thông quan – làm thủ tục như luồng xanh.
- Tờ khai luồng đỏ:
Chuẩn bị bộ hồ sơ- nộp cho chi cục hải quan kiểm tra- chuyển qua bộ phận kiểm hoá. Bộ phận kiểm hoá sẽ xem xét hồ sơ để quyết định mức độ kiểm hoá và phân công cán bộ kiểm hoá đến gặp chủ hàng và kiểm tra theo quy định. Người này sẽ đánh giá và quyết định thông quan cho lô hàng.
6. Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông quan, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đối với các lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:
+ Thuế nhập khẩu.
+ Thuế giá trị gia tăng VAT.
Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng có tính đặc thù, doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại thuế đó là thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết:
Nếu bạn cần tìm một đơn vị dịch vụ hải quan tận tâm thì liên hệ với TAM Logistics!
TAM Logistics tư vấn hoàn toàn miễn phí !!!
Liên hệ nhanh qua điện thoại/zalo: 0938 410 799 hoặc 0934 163 899
Trên đây là những chia sẻ của TAM Logistics về quy trình hoàn thành thủ tục hải quan hàng xuất khẩu kinh doanh. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào thì hãy để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhe!
By Thuỳ Vân - Chuyên viên XNK
Xem thêm