Thủ Tục Hải Quan Đối Với Doanh Nghiệp FDI

Tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp FDI, vậy doanh nghiệp FDI là những ai và thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp FDI có khác biệt gì với những doanh nghiệp khác trong nước không? Cùng TAM Logistics tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nội dung bài viết

1. Doanh nghiệp FDI là gì?

2. Quyền tham gia XNK của doanh nghiệp FDI

3. Bộ hồ sơ hải quan dành cho doanh nghiệp FDI

4. Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp FDI

Thủ Tục Hải Quan Cho Doanh Nghiệp FDI

Thủ Tục Hải Quan Cho Doanh Nghiệp FDI

1. Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, doanh nghiệp FDI có thể có hai trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
  • Doanh nghiệp có cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua, chuyển nhượng vốn góp)

 

2. Quyền tham gia XNK của doanh nghiệp FDI

Quyền xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp FDI có quyền xuất khẩu là hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:

  • Không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

 

Quyền nhập khẩu hàng hóa

  • Không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

 

3. Bộ hồ sơ hải quan đối với doanh nghiệp FDI

 Bộ hồ sơ đối với doanh nghiệp FDI xuất khẩu hàng hoá

  • Tờ khai hải quan
  • Hoá đơn thương mại
  • Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép
  • Hợp đồng uỷ thác  hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
  • Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
  • Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với doanh nghiệp FDI nhập khẩu hàng hoá

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
  • Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu

Trong trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

 

Đối với một số mặt hàng đặc biết thì cần bổ sung chứng từ liên quan đến mặt hàng đó :

  • Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn
  • Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  • Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;

 

4. Thủ tục hải quan dành cho doanh nghiệp FDI

Quy trình làm thủ tục thông quan cũng giống như thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu.

Bạn đọc tham khảo bài viết hướng dẫn sau đây:

Quy trình, thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa

Quy trình, thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa (kinh doanh)

Quy trình, thủ tục hải quan dành cho hàng chuyển phát nhanh

Nếu bạn cần tìm một đơn vị dịch vụ hải quan tận tâm thì liên hệ với TAM Logistics!

TAM Logistics tư vấn hoàn toàn miễn phí !!!

Liên hệ nhanh qua điện thoại/zalo: 0938 410 799 hoặc 0934 163 899

Trên đây là những chia sẻ của TAM Logistics về quy trình thủ tục hải quan dành cho doanh nghiệp FDI. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào thì hãy để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhe!

By Thùy Vân – Chuyên viên XNK


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng