Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị PCCC

Căn cứ theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP, thiết bị phòng cháy chữa cháy không bị cấm hay hạn chế nhập khẩu, do đó chủ hàng được nhập khẩu như hàng thông thường. Bài viết này TAM Logistics chia sẻ với bạn thủ tục nhập khẩu thiết bị phòng cháy chữa cháy, cùng xem ngay sau đây.

 

Nội dung bài viết

1. Danh mục thiết bị PCCC cần kiểm tra khi nhập khẩu

2. Cơ quan đăng ký nhập khẩu thiết bị PCCC

3. Làm thủ tục hải quan

4. Hồ sơ hải quan

Thủ tục nhập khẩu thiết bị phòng cháy chữa cháy

Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị PCCC

 

Về mặt kiểm tra chuyên ngành: thiết bị phòng cháy chữa cháy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an (Thông tư 14/TT-BCA).

Vì vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị phòng cháy chữa cháy, chủ hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

 

1. Danh mục thiết bị PCCC cần kiểm tra khi nhập khẩu

Danh sách các thiết bị PCCC thông dụng, cần phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu:

  • Các loại máy bơm chữa cháy: máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.
  • Phương tiện chữa cháy thông dụng:
    • Các loại vòi, ống hút chữa cháy;
    • Các loại lăng chữa cháy;
    • Các loại đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ;
    • Các loại trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;
    • Các loại thang chữa cháy;
    • Các loại bình chữa cháy (kiểu xách tay, kiểu xe đẩy, kiểu treo, kiểu ném): bình bột, bình bọt, bình khí.
  • ​​​​​​​Các loại bột, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy.
  • Vật liệu và chất chống cháy:
    • Sơn chống cháy;
    • Vật liệu chống cháy;
    • Chất ngâm tẩm chống cháy.
  • Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, kính, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy.
  • Phương tiện cứu người: Dây, đệm và ống cứu người.
  • Các hệ thống báo cháy và chữa cháy.
  • Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt);
  • Hệ thống chữa cháy vách tường.

 

2. Cơ quan đăng ký nhập khẩu thiết bị PCCC

Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học kỹ thuật Phòng cháy chữa cháy – Trường Đại học PCCC – Bộ Công an.

Địa chỉ: Số 243 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Liên hệ và làm hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn, gồm:

  • Đơn đăng ký (theo mẫu)
  • Hợp đồng ngoại thương (PO)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)

Khi hồ sơ đầy đủ hợp lệ, bạn sẽ được cấp số xác nhận vào đơn đăng ký, bước tiếp theo là làm thủ tục hải quan.

 

3. Làm thủ tục hải quan

Bạn lên tờ khai hải quan bằng phần mềm, lưu ý đưa thông tin giấy đăng ký vào tờ khai.

Trong quá trình khai tờ khai, cần tra cứu thêm để các định mã HS của bình chữa cháy

Bạn có thể tham khảo mã HS code thuộc phân nhóm 842410.

84241010: Loại sử dụng trên máy bay: Thuế NK 0%, VAT 10%.

84241090: Loại khác: Thuế NK 0%, VAT 10%.

 

Để xác định chi tiết hơn mã HS cần căn cứ vào:

  • Tài liệu kỹ thuật, tính chất và thành phần cấu tạo và thực tế của hàng hóa NK.
  • Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC.
  • 6 quy tắc áp mã HS tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 49/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính

Sau khi đã có đầy đủ thông tin, việc tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ hải quan để làm thủ tục tại chi cục.

 

4. Hồ sơ hải quan

Để có thể làm thủ tục nhập khẩu bình chữa cháy, chủ hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract).

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

– Chi tiết đóng gói (Packing List).

– Vận đơn hãng tàu (Bill of Lading).

– Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng.

– Đơn đề nghị mang hàng về bảo quản (theo mẫu 09, Phụ lục 5, Thông tư 38/2015/TT-BTC).

Nếu bạn cần tìm một đơn vị dịch vụ hải quan thì liên hệ với TAM Logistics nhé!

TAM Logistics tư vấn hoàn toàn miễn phí !!!

Liên hệ nhanh qua điện thoại/zalo: 0938 410 799 hoặc 0934 163 899

Trên đây là những chia sẻ của TAM Logistics về thủ tục nhập khẩu thiết bị PCCC. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào thì hãy để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhe! 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng